Chi nhánh ngân hàng

Chi nhánh ngân hàng là gì?

Chi nhánh ngân hàng là loại kênh truyền thống gắn với các trụ sở và hệ thống cơ sở vật chất tại những địa điểm nhất định. Đặc biệt là việc cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng lại chủ yếu thực hiện bằng lao động thủ công của đội ngũ nhân viên ngân hàng.

Vì vậy, nên sử dụng loại kênh phân phối này thường đòi hỏi phải có đội ngũ nhân viên đông và khách hàng phải đến giao dịch trực tiếp tại trụ sở hoặc tại quầy giao dịch của chi nhánh.

Ngoài ra, theo lý thuyết thông thường, mỗi chi nhánh sẽ hoạt động kinh doanh ở một địa bàn cụ thể, và có thể mở các phòng giao dịch ở xung quanh đó phục vụ hoạt động kinh doanh của mình. Thực tế cho thấy, nhiều ngân hàng đã có một hệ thống các mạng lưới chi nhánh lớn, hoạt động rộng khắp trong thị trường quốc gia và quốc tế và mỗi ngân hàng đều có một số lượng lớn các chi nhánh.

Phân loại chi nhánh ngân hàng

Chi nhánh của các ngân hàng có thể được tổ chức theo kiểu: chi nhánh cung cấp đầy đủ mọi dịch vụ ngân hàng; chi nhánh chỉ cung cấp một số loại sản phẩm dịch vụ ngân hàng cụ thể. Ngoài ra, còn có loại chi nhánh chỉ cung cấp một loại sản phẩm như các Quĩ tiết kiệm hay Bàn thu đổi ngoại tệ.

Hệ thống chi nhánh :

– Ưu điểm

+ Hệ thống kênh phân phối kiểu chi nhánh có tính ổn định trương đối cao.

+ Hoạt động của hệ thống chi nhánh tương đối an toàn, dễ dàng tạo được hình ảnh ngân hàng đối với khách hàng.

+ Chi nhánh thường dễ dàng trong việc thu hút khách hàng và thỏa mãn được những nhu cầu cụ thể của khách hàng.

– Nhược điểm

Hoạt động của ngân hàng thụ động vì luôn phải kêu gọi khách hàng đến giao dịch lớn và đòi hỏi phải có khuôn viên rộng, thuận tiện trong giao dịch.

Vận hành kênh phân phối loại này chủ yếu bằng sức lao động của con người nên đòi hỏi phải có lực lượng nhân viên nghiệp vụ đông đảo và đội ngũ cán bộ quản lí tốt.

Kênh phân phối truyền thống bị hạn chế lớn về không gian và thời gian trong giao dịch giữa ngân hàng và khách hàng.

Các ngân hàng đang đua nhau mở thêm các điểm giao dịch. Và hiện tại, với các điểm giao dịch, máy ATM thì có thể nói, ngân hàng len lỏi đến cấp phố, hầu như con phố nào cũng có ít nhất một ngân hàng, to thì chi nhánh, bé thì quỹ tiết kiệm.

Ở đây, vô địch về việc mở điểm giao dịch phải kể đến các ngân hàng nhà nước và các ngân hàng do nhà nước chiếm cổ phần chi phối.

Các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước chiếm cổ phần chi phối khác như Vietinbank, BIDV đều có mức độ dày đặc các điểm giao dịch cũng chỉ kém tý chút như chi nhánh Vietinbank Chương Dương có tận 8 Phòng Giao dịch trên địa bàn quận Long Biên và cũng chỉ tập trung chủ yếu ở gần gần các khu vực đường Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, và Ngọc Lâm.

Các ngân hàng thương mại cổ phần khác tuy không “đạt được” độ một phố có thể có 2 phòng giao dịch, nhưng sự xuất hiện cũng dày đặc không kém như Techcombank, MaritimeBank…

Ví dụ, chi nhánh Long Biên của một ngân hàng thường đặt trụ sở chi nhánh trên địa bàn quận Long Biên, và mở thêm các phòng giao dịch,quỹ tiết kiệm trên địa bàn quận này để hoạt động.

Tuy nhiên không hẳn vậy, các chi nhánh của các ngân hàng có thể có các phòng giao dịch, quỹ tiết kiệm trực thuộc trên khắp thành phố.

Việc này đương nhiên sẽ không gây ra rủi ro gì cho hoạt động của hệ thống, nhưng các ngân hàng cũng nên xem lại mạng lưới quy hoạch chi nhánh, phòng giao dịch của mình. Đặc biệt, đối với các ngân hàng có quá nhiều phòng giao dịch thì nên xử lý bởi các phòng giao dịch chưa chắc đã đem lại hiệu quả cao khi nó xuất hiện quá dày đặc, thậm chí, có thể dẫn đến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong chính một hệ thống ngân hàng.